Núi Vọng Phu - Danh lam thắng cảnh Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia

21/12/2024 107 0
Núi VỌNG PHU tọa lạc trên đỉnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa. Núi Vọng Phu là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người phụ nữ đang quay mặt về phía biển Đông. Hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy mà trở thành biểu tượng đẹp, thủy chung chờ chồng đến hóa đá. Hình ảnh núi Vọng Phu cũng vì thành để tải trong các câu hát dân gian xưa cũng như trong những sáng tác văn chương, nhạc hoạ của các nghệ sĩ sau này

 

Danh lam thắng cảnh Di tích lich sử cấp quốc gia - Núi Vọng Phu

Núi Vọng Phu tọa lạc trên đỉnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa. Trên núi Vọng Phu có một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người phụ nữ đang bế con quay mặt về phía biển Đông. Hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà thủy chung chờ chồng đến hóa đá. Hình ảnh núi Vọng Phu cũng vì thành để tài trong các câu hát dân gian xưa cũng như trong những sáng tác văn chương, nhạc hoạ của các nghệ sĩ sau này.

Toàn cảnh đỉnh núi Vọng Phu

Chóp núi Vọng Phu là một khối đá 1 hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời, bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn. Hai khối đá này từ xa tương tự như hình tượng người mẹ bồng con hướng ra biển khơi mong chờ người chồng trong vô vọng. Đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh, không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc. Đặc biệt, Hòn Vọng Phu được biết đến với hình dáng kỳ vĩ của một cột đá tự nhiên cao khoảng 20 mét, Là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người vợ đang quay mặt về phía biển Đông, gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hoá đá. Trong dân gian Thanh Hóa còn lưu truyền câu thơ: “Vọng Phu trẻ mãi không già Thủy chung đứng đợi biết là chờ ai?”.

Hòn Vọng Phu trên Núi Vọng Phu

Ở vách đá trên đỉnh núi hiện còn tấm bia soạn năm Cảnh Hưng thứ 46 (1786) triều Lê Thần Tông ghi công đức Quận Mãn Lê Trung Nghĩa. Trên cột đá Vọng Phu còn lưu bốn chữ “Kiệt nhiên trung trĩ" (cao ngất giữa trời không) khắc năm Thành Thái thứ 3 (1890) thời Nguyễn. Hai bên có dòng chữ nhỏ cho biết tác giả bốn chữ đại tự trên là Nguyễn Thuật, đỗ phó bảng, giữ chức tổng đốc Thanh Hóa.

Hòn vọng phu trên đỉnh núi

Ngày nay, xung quanh khu vực núi Vọng Phu vẫn còn đó quần thể di tích cổ xưa, bao gồm lăng Mãn Quận công Lê Trung Nghĩa, chùa Tiên Sơn, chùa Hình Sơn (chùa Thánh Mẫu)... Mỗi di tích, lại là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo ít nhiều mang dấu ấn của đá núi Vọng Phu. Theo giới chuyên môn và các nhà nghiên cứu thì chất đá núi Nhồi nổi tiếng đặc biệt mà hiếm nơi nào có được: Sắc đá óng ánh như ngọc lam, chất xanh biếc như khói nhạt, tiếng đá vang trong nổi tiếng sang cả Bắc quốc. Đá núi Nhồi được người xưa đặc biệt lựa chọn để làm khánh đá và các tuyệt phẩm điêu khắc.

Toàn cảnh đỉnh núi Vọng Phu

Một trong những đặc trưng nổi bật của núi Nhồi là loại đá quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Đá ở đây có màu xanh biếc như khói nhạt, sắc đá óng ánh như ngọc lan, và khi gõ vào, nó phát ra âm thanh vang vọng, trong trẻo như tiếng chuông. Chính vì đặc tính âm thanh đặc biệt này, đá núi Nhồi đã trở thành nguyên liệu để chế tác những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ như tượng đá, bia ký, đền đài, lăng tẩm… Các thợ đá làng Nhồi đã làm nên những sản phẩm được ưa chuộng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là các công trình tại Trung Quốc. Nhắc đến nghệ thuật chạm khắc đá ở núi Nhồi, sẽ là thiếu sót nếu không ghé thăm chùa Quan Thánh (Tiên Sơn tự) được xây dựng trong động đá, cheo leo trên vách núi. Chùa được khởi dựng dưới thời Lê Trung Hưng. Trên vách núi đá ngay cửa chùa là hình ảnh nhiều bức phù điêu chạm khắc hình người, voi, ngựa sắc nét tinh xảo, cùng với đó còn có vô số những văn tự chữ Hán cổ cỡ lớn khắc trên đá núi.

Cận cảnh Hòn Vọng Phu

Đến thăm núi Vọng Phu, bên cạnh được nghe những truyền thuyết về mối tình chung thủy của người phụ nữ ôm con đến hóa đá đợi chồng, du khách còn được thưởng thức làn điệu dân ca dân vũ Đông Anh đặc sắc mô tả bức tranh sinh hoạt đời thường bình dị, vất vả nhưng đầy lạc quan, tin tưởng của những người nông dân xứ Thanh.

Với giá trị lịch sử sâu sắc và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, Núi Vọng Phu được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là Thắng cảnh cấp quốc gia tại Quyết định số 938/QĐ-BTBVH ngày 04/08/1992. Ngày nay, Núi Vọng Phu không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên đẹp mà còn là biểu tượng bất diệt của tình yêu, lòng kiên nhẫn và sự hy sinh. Hình ảnh người phụ nữ đứng nhìn ra xa, khắc khoải chờ đợi, đã đi vào tâm thức của người dân Thanh Hóa và du khách thập phương. Đặc biệt, đây còn là một địa điểm du lịch nổi bật của tỉnh Thanh Hóa, thu hút du khách đến chiêm ngưỡng cảnh đẹp, tìm hiểu những câu chuyện huyền thoại, và khám phá giá trị của đá núi Nhồi.

 

Twitter